Tìm kiếm Blog này

Translate

Chủ đề giao thông


NỘI DUNG CẦN CUNG CẤP CHO TRẺ

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ




PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ



I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ:

1. Phát triển thể chất:

- Hình thành ở trẻ khả năng thực hiện các vận động một cách tự tin, khéo léo.

- Trẻ bước đầu biết phối hợp vận động cùng trẻ khác.

- Trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động thể lực.

- Trẻ biết nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu.

- Trẻ biết chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian.

- Trẻ biết tránh những nơi nguy hiểm, không đến gần hồ ao, không theo người lạ ra khỏi khu vực trường.

- Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm.

2. Phát triển nhận thức:

- Phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, tích cực tìm tòi khám phá môi trường xung quanh.

- Trẻ thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh.

- Trẻ thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình.

- Trẻ biết được các đặc điểm, tên gọi, công dụng, ích lợi, nơi hoạt động của một số phương tiên giao thông, nhận biết được một số biển hiệu giao thông đường bộ đơn giản.

- Trẻ biết phân thành hai nhóm theo một hai dấu hiệu.

- Trẻ biết so sánh hai đối tượng về kích thước.

- Trẻ biết năng lượng thường được dùng để chạy phương tiện đó và biết tránh xa những nơi có năng lượng nguy hiểm dễ cháy…

3. Phát triển ngôn ngữ:

- Trẻ chú ý lắng nghe người khác nói, trả lời các câu hỏi của người lớn có chủ ngữ, vị ngữ đầy đủ.

- Trẻ biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu và kinh nghiệm bản thân bằng các câu đơn mở rộng.

- Trẻ nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động.

- Trẻ biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện.

- Trẻ điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp.

- Trẻ biết đóng vai theo lời dẫn chuyện của cô.

4. Phát triển tình cảm - xã hội:

- Trẻ biết những công việc, việc làm, cử chỉ tốt đẹp của các bác, các chú điều khiển và giữ trật tự an toàn giao thông; kính trọng người lái xe và người điều khiển.

- Trẻ không đi theo, không nhận quà người lạ khi chưa được người thân cho phép.

- Trẻ biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích.

- Trẻ biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động.

- Trẻ biết được một số quy định dành cho người đi bộ và chấp hành những quy định dành cho người đi bộ, đi theo tín hiệu của đèn giao thông.

- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động chào mừng ngày 8/3.

- Trẻ biết một số hành vi văn minh khi đi trên xe, đi ngoài đường. Biết giừ gìn an toàn cho bản thân.

5. Phát triển thẩm mỹ:

- Trẻ hát tự nhiên, thể hiện cảm xúc, vận động nhịp nhàng theo nhạc, bài hát có nội dung liên quan đến chủ đề PTGT.

- Trẻ biết sử dụng các vật liệu và phối hợp các màu sắc, đường nét, hình dạng để tạo ra các sản phẩm đa dạng có tỷ lệ, kích thước, bố cục cân đối, màu sắc hài hòa về hình ảnh của PTGT.

II. NỘI DUNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ:

1. Một số phương tiện giao thông: Tên gọi, đặc điểm, công dụng, nơi hoạt động…

Tên gọi, đặc điểm, công dụng, nơi hoạt động…

- Người điều khiển các PTGT: Tài xế, phi công, công nhân...

- Các dịch vụ giao thông bán vé, sửa chữa xe…

2. Chủ đề Lễ hội: Ngày vui 8/3.

- Tên gọi, ý nghĩa ngày 8/3.

- Các hoạt động chào mừng.

- Tình cảm của mọi người hướng về ngày 8/3.

3. Một số luật giao thông đường bộ:

- Hành vi văn minh khi đi trên xe, trên tàu.

- Một số biển hiệu giao thông.

- Chấp hành luật giao thông và giữ an toàn khi tham gia giao thông.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐỀ:

1. Mạng hoạt động:

1.1. Phát triển thể chất:

- PTVĐ: + Nhảy lò cò 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu.

     + Chạy nhanh 15 - 17m

     + Chạy liên tục 150m. 

- Trò chơi vận động:

+ Lái ô tô.

Về đúng nhà theo biển báo.

+ Ô tô về bến. 

+ Tín hiệu giao thông.

Về đúng nhà theo biển báo                                                                                                

1.2. Phát triển ngôn ngữ:

- Thơ+ Cô dạy con.

 + Ngày 8/3 yêu thương.

Truyn: Thỏ con đi học.

- Làm quen với chữ cái: h, k.

Trò chơi chữ cái: h, k.

1.3. Phát triển nhận thức:

- PTNT về KPKH:

+ Tìm hiểu về 1 số phương tiện giao thông (ô tô, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy…)

+ Tìm hiểu về ngày 8-3.

+ Tìm hiểu 1 số biển hiệu giao thông đường bộ đơn giản.

1.4. Phát triển tình cảm xã hội:

- Trò chuyện về một số hành vi văn minh khi đi trên tàu xe, đi ngoài đường.

- Chấp hành những quy định, luật dành cho người đi bộ.

- Biết giữ gìn cho bản thân.

- Đóng vai những người phục vụ ở các dịch vụ GT.

- Giữ gìn PTGT.

1.5. Phát triển thẩm m:

- NDTT: + VĐTN: + Những con đường em yêu.

                     + Đèn xanh, đèn đỏ.

     + Hát: Qùa mừng 8/3.

- NDKH: + Nghe hát: Anh phi công.

                         + Em đi chơi thuyền.

                         + Bàn tay mẹ.

- TCÂN: + Tai ai tinh.

               + Ai nhanh nhất.

               + Hát theo nội dung hình vẽ.

- Vẽ máy bay. Cắt, dán ô tô. Trang trí thiệp tặng mẹ.

2. Các hoạt động:

2.1.  Đón trẻ - Trò chuyện – Thể dục sáng:

* Đón trẻ:

- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô, chào bố, mẹ để vào lớp.

- Luôn có thái độ tươi cười, gần gũi, tạo niềm tin ở trẻ để trẻ vui vẻ, hào hứng tới lớp.

- Nhắc trẻ chào cô, chào bố, mẹ ..., cất đồ dùng vào đúng ngăn của mình gọn gàng. Cất dép lên giá đẹp.

- Trao đổi với phụ huynh về cách ăn mặc, trong các hoạt động.

- Trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ để nắm bắt và có hướng chăm sóc, dạy dỗ trẻ phù hợp. Nhất là với những trẻ mới ốm dậy, những trẻ chậm ngôn ngữ, trẻ thụ động và hiếu động.

* Trò chuyện:

- Trò chuyện với trẻ: Ai đưa con đến trường? đi bằng PTGT gì? Trên đường đi con nhìm thấy PTGT gì? Các PTGT đi như thế nào? Người đi bộ đi như thế nào? Đi bộ và đi bằng PTGT cách nào nhanh hơn?

- Xem tranh ảnh về các loại phương tiện giao thông, tín hiệu đèn, biển báo, cách đi đường đúng, sai.

- Giải đố về PTGT, tín hiệu đèn.

- Chơi ở các góc chơi.

- Hát, múa đọc thơ về chủ đề.

* Thể dục sáng:

Tập theo nhạc bài: Bài tập buổi sáng.

                               Em tập chải răng.

2.2. Hoạt động học:

NHÁNH 1: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

(Thời gian 1 tuần từ 25/02 - 01/3/2019)

1. Yêu cầu:

- Trẻ biết tên gọi đặc điểm của một số phương tiện giao thông các đường: Đường bộ đường thuỷ, đường hàng không, đường sắt.

- Trẻ biết được cách di chuyển vận chuyển bằng các PTGT đa dạng.

- Trẻ biết những người điều khiển và phục vụ trên các PTGT.

Trẻ so sánh được sự giống và khác nhau giữa các PTGT và những người điều khiển phục vụ.

- Trẻ phân loại được PTGT theo đặc điểm, ích lợi, nơi hoạt động.

- Trẻ biết quý trọng người điều khiển phục vụ trên các PTGT.

- Nhận biết một số dịch vụ phục vụ giao thông.

2. Nội dung:

- Các loại phương tiện giao thông.

- Đặc điểm một số PTGT.

- Công dụng của PTGT.

- Người điều khiển các PTGT.

3. Hoạt động học: 

Ngày

Nội dung hoạt động

Thứ hai 25/2/2019

PTTC: VĐCB: Chạy nhanh 15 - 17 m.

TCVĐ: Tín hiệu giao thông.

Thứ ba 26/2/2019

PTNT: Tìm hiểu một số phương tiện giao thông.

Thứ tư 27/2/2019

PTNN: Làm quen chữ cái h,k

Thứ năm 28/2/2019

PTTM: NDTT: VĐTN: “Những con đường em yêu”

NDKH: Nghe hát: “Anh phi công ơi”

TCÂN: Tai ai tinh

Thứ sáu 01/3/2019

PTNN: Truyện: Thỏ con đi học.

PTTM: Vẽ máy bay.

 

CHỦ ĐỀ LỄ HỘI: NGÀY VUI 8/3.

(Thời gian 1 tuần: 04/308/3/2019)

 1. Yêu cầu:

- Trẻ biết ngày 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ, ngày vui của bà, mẹ, cô giáo, bạn nữ.

- Trẻ biết các hoạt động chào mừng ngày 8/3.

- Trẻ biết ý nghĩa của ngày 8/3.

- Giáo dục trẻ yêu quí, kính trọng, biết ơn những người đã quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ mình, biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn nữ.

Trẻ bày tỏ được tình cảm của mình qua các sản phẩm hát múa, tạo hình, văn học

2. Nội dung:

- Tên gọi, ý nghĩa ngày 8/3.

- Các hoạt động chào mừng.

- Tình cảm của mọi người hướng về ngày 8/3.

3. Hoạt động học:

Ngày

Nội dung hoạt động

Thứ hai 04/3/2019

PTNT: Tìm hiểu về ngày 8/3.

Thứ ba 05/3/2019

PTTC: VĐCB: Nhảy lò cò 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu.

TCVĐ: Về đúng bến

Thứ tư 06/3/2019

PTNN: Thơ: Ngày 8/3 yêu thương.

Thứ năm 07/3/2019

PTTM: Trang trí thiệp tặng mẹ

PTNN: Trò chơi chữ cái h, k.

Thứ sáu 08/3/2019

PTTM: NDTT: Dạy hát: Qùa mừng 8/3

NDKH: Nghe hát: Bàn tay mẹ.

TCÂN: Ai nhanh nhất

 

NHÁNH 2: MỘT SỐ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

(Thời gian 1 tuần: 11/3 - 15/3/2019)

1. Yêu cầu:

- Trẻ làm quen và thực hiện được một số luật an toàn giao thông đường bộ đơn giản.

- Trẻ nhận biết và phân biệt một số biển báo giao thông đường bộ đơn giản.

- Trẻ có thái độ phê phán không đồng tình với những hành vi không chấp hành luật lệ và an toàn giao thông.

- Trẻ có một số hành vi văn minh khi đi trên xe, đi ngoài đường.

Trẻ có ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông.

2. Nội dung:

- Luật dành cho người đi bộ (Nơi có vỉa hè, nơi không có vỉa hè, đi bên phải).

- Luật dành cho người ngồi trên các phương tiện giao thông: Ngồi yên, không thò đầu, thò tay ra ngoài, không chạy lung tung, xe dừng hẳn mới lên, xuống, khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm

- Chấp hành tín hiệu đèn giao thông.

3. Hoạt động học:

Ngày

Nội dung hoạt động

Thứ hai 11/3/2019

PTTC: VĐCB: Chạy liên tục 150m.

TCVĐ: Về đúng nhà theo biển báo

Thứ ba 12/3/2019

PTTM: Cắt, dán ô tô.

Thứ tư 13/3/2019

PTTM: NDTT: VĐTN: Đèn xanh, đèn đỏ.

NDKH: Nghe hát: Em đi chơi thuyền.

TCÂN: Hát theo nội dung hình vẽ

Thứ năm 14/3/2019

PTNN: Thơ “Cô dạy con”.

Thứ sáu 15/3/2019

PTNT: Dạy trẻ đo dung tích của 1 đối tượng bằng một đơn vị đo.

4. Chơi - hoạt  động ở các góc:

Tên góc

Nội dung hoạt động tại góc

Góc

Sáng tạo

 

- Trò chơi bán hàng: Các loại PTGT, mũ xe máy, sách về các PTGT, dụng cụ sửa chữa PTGT, trang phục phi công, công an giao thông.

- Trò chơi gia đình: Đi du lịch, nghỉ mát bằng các loại PTGT.

Góc

NT - tạo hình

- Vẽ, nặn, cắt xé dán tô màu gấp các loại PTGT, và người điều khiển.

- Hát vận động các bài về PTGT và luật an toàn giao thông.

- Trang trí lớp nhân dịp 8/3.

Góc

XD - lắp ghép

- Lắp ghép hình các loại PTGT, nhà, mô hình ngã tư đường phố.

- Xây mô hình ngã tư đường phố hoặc ga ra ô tô, nhà ga, sân bay.

Góc

học tập và sách

- Xem tranh ảnh về các loại PTGT, người điều khiển PTGT, người thực hiện luật an toàn giao thông đường bộ.

- Nối người điều khiển với PTGT tương ứng.

- Phân loại PTGT theo nơi hoạt động.

- Làm sách về các loại PTGT.

- Thực hành một số luật giao thông đường bộ.

- Làm quen một số biển báo giao thông đường bộ.

- Củng cố các chữ cái, chữ số đã học.

- Làm sách về thế giới thực vật, ngày 8/3.

Góc

Thiên nhiên

- Trò chơi thả thuyền.

- Thử nghiệm vật chìm, nổi.

- Đo xăng dầu.

 

5. Chơi – hoạt động ngoài trời:

- Quan sát các loại phương tiện giao thông trên đường, và người điều khiển chúng.

- Quan sát ngã tư đường phố, biển báo.

- Chơi các trò chơi luyện giác quan.

- Thực hành luật giao thông đường bộ.

- Hát các bài hát về giao thông.

- Giải đố về các loại PTGT, luật, tín hiệu đèn giao thông.

- Chơi các trò chơi vận động phù hợp.

- Chơi với đồ chơi ngoài trời.

- Quan sát các hoạt động chào mừng 8/3 của lớp mình, lớp bạn.

6. Chơi - hoạt động theo ý thích:

- Ôn các nội dung đã học.

- Làm quen với các nội dung mới của chủ đề.

- Thực hiện lịch sinh hoạt.

- Chơi tự do ở góc chơi.

- Vệ sinh - nhận xét cuối ngày - nêu gương cuối tuần.

- Trả trẻ.

IV. MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC:

- Giấy khổ to để vẽ các phương tiện giao thông

- Tran         h ảnh, truyện, sách về chủ đề giao thông

- Bút màu, đất nặn, giấy vẽ, giấy màu…..để trẻ nặn, vẽ, cắt, xé, dán

- Bộ đồ dùng đồ chơi lắp gép, xây dựng.

- Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện….liên quan đến chủ đề.

- Đồ chơi đóng vai bán hàng, gia đình: Các loại đồ chơi PTGT, Mũ xe máy, đi du lịch, nghỉ mát bằng các loại PTGT.

- Tranh chuyện, tranh thơ: Thỏ con đi học, Đèn giao thông, Bó hoa tặng cô, Giúp bà, Vì sao thỏ cụt đuôi.

- Túi cát, vòng thể dục.

- Đàn ghi các bài hát: “Qùa mừng 8/3”, “Đèn xanh đèn đỏ”, “ Anh phi công ”…

- Tranh minh họa thơ: Thơ: “Ngày 8/3 yêu thương”, “Cô dạy con

- Tranh mẫu xé dán hoa. Giấy màu, bút màu, hồ dán vở tạo hình cho trẻ.

- Hình ảnh về một số hoạt động của ngày 8/3

- Máy tính, nhạc bài hát: Ra chơi vườn hoa, quả, Bầu và bí, Vào rừng hoa, Em yêu cây xanh, Lý cây đa, Cây trúc xinh……

- Đồ dùng đồ chơi trong lớp: Xắc xô, bóng, vòng, túi cát….

- Tranh chủ đề Giao thông.

- Đồ dùng trực quan về phương tiện giáo thông.

- Tranh ảnh về các loại phương tiện giáo thông.

- Ghế thể dục, bóng, vòng, thang thể dục.

- Nhạc các bài hát trong chủ đề.

- Phối hợp với phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu tái sử dụng để làm đồ dùng đồ chơi trang trí lớp.

- Một số cây cảnh để bổ xung vào góc thiên nhiên.

- Một số biển báo giao thông để đi ngoài sân trường.




HÌNH ẢNH MỘT SỐ BIỂN BÁO






-----------------------------------------O0O------------------------------------------

HÌNH ẢNH CHỦ ĐỀ





Đăng nhận xét

0 Nhận xét

icon icon icon