MỤC TIÊU
I. Phát triển thể chất:
- Trẻ thực hiện tốt các vận động cơ bản: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, Bật từ trên cao 30-35cm xuống; Đập bóng xuống sàn và bắt bóng.
- Phát triển ở trẻ sự phối hợp nhịp nhàng, khéo léo giữa các bộ phận, ước lượng bằng mắt, khả năng giữ thăng bằng.
- Trẻ biết một số thức ăn có ích cho sức khoẻ từ thực vật. Giáo dục trẻ có hành vi ăn uống lịch sự, vệ sinh.
II. Phát triển nhận thức:
- Trẻ biết quan sát và nhận biết được tên gọi, đặc điểm cơ bản, ích lợi của cây xanh; một số loại rau, hoa, quả quen thuộc.
- Trẻ biết so sánh và nhận ra sự giống và khác nhau của 2-3 loại cây, rau, hoa, quả.
- Trẻ nhận biết được những yếu tố cần thiết của môi trường đối với cây xanh.
- Trẻ biết tách, gộp 2 nhóm đối tượng (cây, hoa, quả) có số lượng trong phạm vi 4, 5.
- Trẻ biết được ý nghĩa và các hoạt động của ngày 8/3
III. Phát triển ngôn ngữ:
- Mở rộng ở trẻ vốn từ về các loại thực vật, biết sử dụng từ ngữ để miêu tả được một vài đặc điểm nổi bật, ích lợi của một số loại cây gần gũi.
- Trẻ biết kể chuyện, đọc thơ diễn cảm và nói lên hiểu biết của mình về cây cối xung quanh.
- Trẻ biết trả lời những câu hỏi của cô một cách rõ ràng.
IV. Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội:
- Yêu thích các loại cây và bảo vệ cây; biết chăm sóc cây.
- Trẻ biết quí trọng người trồng cây.
- Trẻ biết cây xanh làm đẹp môi trường và có ích cho cuộc sống con người.
V. Phát triển thẩm mỹ:
- Dạy trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của cây, hoa, quả qua những hình dáng, màu sắc...khác nhau.
- Trẻ thể hiện cảm xúc của mình qua các hoạt động: vẽ, xé, dán, tô màu, nặn, qua các bài hát, vận động theo nhạc, kể chuyện...
MẠNG NỘI DUNG.
I Nhánh 1: Cây xanh.
- Tên gọi, các bộ phận chính.
- Đặc điểm nổi bật của một số loại cây.
- Sự giống và khác nhau của một số loại cây.
- Ích lợi của cây xanh và tác hại của việc phá hủy cây xanh. Cách cahwm sóc và bảo vệ cây.
- Điều kiện sống của cây và mối liên hệ đơn giản giữa cây với môi trường sống.
II. Nhánh 2: Một số loại rau
- Tên gọi của các loại rau.
- Đặc điểm chính; sự giống và khác nhau của rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả.
- Lợi ích của rau.
- Thực phẩm, các món ăn từ rau và các dạng chế biến: Ăn sống, ăn chín, nấu canh, rua luộc, xào…
- Cách bảo quản; An toàn khi sử dụng rau.
III. Nhánh 3: Một số loại hoa.
- Các loại hoa: Tên gọi; Đặc điểm nổi bật của một số loại hoa.
- Sự giống và khác nhau của một số loại hoa.
- Cách chăm sóc và điệu kiện sống của một số loại hoa.
- Lợi ích của hoa.
IV. Chủ đề lễ hội: Ngày vui 8/3.
- Ý nghĩa, các hoạt động của ngày 8/3.
V. Nhánh 34: Một số loại quả.
- Tên gọi của các loại quả.
- Đặc điểm chính; Sự giống và khác nhau của một số loại quả.
- Lợi ích của quả.
- Cách bảo quản; An toàn khi ăn quả.
MẠNG HOẠT ĐỘNG.
I. Phát triển về thể chất:
-VĐCB: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, Bật từ trên cao 30- 35cm xuống; Đập bóng xuống sàn và bắt bóng.
- TCVĐ: Lăn bóng vào gốc cây; Thi tưới cây; Hái hoa tặng cô; Chở lương thực qua cầu; Gieo hạt; Trồng nụ trồng hoa; Ngửi hoa.
- Trò chuyện với trẻ về nhóm thực phẩm giàu chất bột đường, nhóm thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng; Một số món ăn được chế biến từ rau, củ, quả.
- Trò chuyện với trẻ về ích lợi và cách sử dụng, bảo quản của các loại rau, hoa, quả.
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay qua hoạt động làm nội trợ: Nhặt rau, bóc tỏi, bóc lạc...
II. Phát triển về nhận thức:
-Tìm hiểu về cây xanh quanh bé,Tìm hiểu một số loại rau, Khám phá một số loài hoa, Tìm hiểu một số loại quả, Ngày vui 8/3.
- Quan sát, trải nghiệm bằng các giác quan, đàm thoại thảo luận về một số loại cây; rau, hoa, quả.
- Trò chuyện về ngày vui 8/3.
- Thực hành so sánh sự giống và khác nhau của 2 loại cây, hoa, quả, rau…; Phân loại cây, rau, hoa, quả theo 1-2 dấu hiệu cho trước.
- Quan sát, tìm hiểu quá trình phát triển của cây, quan hệ giữa cây cối, con vật với môi trường sống và con người.
- Thăm quan khu vườn trường, quan sát cây xanh trong sân trường; thu thập tranh ảnh sách truyện về thế giới thực vật.
- Dạy trẻ tách 2 nhóm ĐT có số lượng 4, 5 và đếm.
- Tổ chức cho trẻ chơi trong các góc: Phân vai, xây dựng lắp ghép, sách truyện.
III. Phát triển về ngôn ngữ:
- Trò chuyện về một số loại cây, rau, hoa, quả.
- Mô tả và gọi tên các bộ phận, đặc điểm nổi bật của một số loại cây, hoa, rau, quả.
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao về thế giới thực vật: “ Vè trái cây, Hoa phượng, Bó hoa tặng cô”...
- Nghe kể chuyện về chủ đề thực vật: “Cây khế, Niềm vui từ bát canh cải”...
- Kể lại những gì trẻ nhìn thấy về một buổi tham quan, dạo chơi.
- Trả lời câu đố và làm sách tranh về các loại cây xanh, hoa, rau, củ, quả.
IV. Phát triển về tình cảm và kĩ năng xã hội:
- Quan sát, trò chuyện về các loại cây, hoa, quả, rau mà trẻ yêu thích.
- Tham quan, dạo chơi vườn hoa thành phố; vườn cây xanh.
- Trò chuyện về ích lợi của cây xanh, tác hại của việc phá hủy cây xanh với môi trường.
- Tập chăm sóc cây ở góc thiên nhiên; Cắt dán các hình ảnh nhận biết hành vi bảo vệ cây, bảo vệ môi trường.
- Trò chơi đóng vai, trò chơi xây dựng.
V. Phát triển thẩm mỹ:
- HĐ tạo hình: Vẽ cây dừa, nặn củ cà rốt, xé, dán hoa, Vẽ chùm nho, Làm bưu thiếp tặng cô.
- HĐ âm nhạc: + Dạy hát: Em yêu cây xanh, Bông hoa mừng cô.
+ VĐTN: Quả; Màu hoa
+ VTTLC: Bầu và bí
+ Nghe hát: Em đi trồng cây, Lý cây bông, Cây trúc xinh, Miền nam của em, Ngày vui 8/3
+TCAN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật, Hát theo hình vẽ; Nghe giai điệu đoán tên bài hát, Tai ai tinh, Tiếng hát ở đâu.
0 Nhận xét