Tìm kiếm Blog này

Translate

Chủ Đề QH ĐN Bác Hồ


MẠNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT


I. Mục tiêu

1, Phát triển thể chất

-Biết sử dụng 1 số trang phục hàng ngày hợp với thời tiết để bảo vệ sức khỏe. Có nhu cầu ăn uống, tắm gội hằng ngày bằng nước sạch. Biết thay quần áo khi bị ướt, bị bẩn

+ Biết tránh những nơi nguy hiểm, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng

+Có thới quen và hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh khi được nhắc nhở: Vệ sinh răng miệng, đội mũ khi nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép giầy khi đi học (ND 17).

+ Nhận ra đồ vật những nơi nguy hiểm và không đến gần; bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng, ao, hồ, sông, suối, giếng nước, bể chứa nước,...(ND 18)

-Thực hiện tự tin, khéo léo một số  vân động của cơ thể: Đi, chạy,ném, đập bóng....

Đi chạy bước qua chướng ngại vật

+ Ném xa bằng 2 tay

2, Phát triển nhận thức

 - Biết quan sát so sánh, phán đoán nhận xét về một số sự vật , hiện tượng tự nhiên xung quanh.

- Nhận biết đặc điểm nổi bật của mùa đông và các mùa trong năm, một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa và sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, cây cối , con vật theo mùa: Biết cách ăn mặc trang phục phù hợp với thời tiết.

- Nhận biết được sự cần thiết của nước, không khí, ánh sáng đối với đời sống của con người, cây cối , con vật. Biết các nguồn nước trong tự nhiên, phân biệt được nguồn nước sạch, nước bị ô nhiễm. Một số nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước, cách giữ gìn và bảo vệ nguồn nước sạch.

- Thích khám phá , tìm tòi các sự vật hiện tượng xung quanh: nhận xét 1 số mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng gần gũi như: cho thêm muối, đường và nước nên nước mặn/ ngọt...

- Một vài tính chất của đát đá, sỏi, cát....

+ Biết làm thí nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh và dự đoán đối tượng ( ND 23)

+ Biết được một số hiện tượng thời tiết theo mùa, sự khác biệt giữa ngày và đêm. (ND 27)

+ Mô tả các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian trong ngày (ND 38)

+KP sự kì diệu của gió; Sự kì diệu của nước.

+ Mùa hè với bé.

+ Biết đếm và tách một nhóm 5 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ.

+ So sánh chiều dài 3 đối tượng: ngắn nhất- dài hơn- dài nhất.

+ Biết đo dung tích 2 đối tượng bằng 1 đơn vị đo và nói được kết quả đo

- Biết sử dụng dụng cụ để đo độ dài, dung tích của 2 đối tượng, nói kết quả đo và so sánh.(Nd 35)

3- Phát triển ngôn ngữ

- Chủ động, trao đổi, thảo luận với người lớn và các bạn về những gì quan sát và nhận xét, phỏng đoán được.

- Kể được một số sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian trong ngày rõ ràng, dễ hiểu, diễn đạt bằng ngôn ngữ mạch lạc.

-Nghe hiểu nội dung chuyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.

- Trẻ đọc thuộc các bài thơ, ca dao, đồng dao.

4, Phát triển tình cảm-KNXH

-Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước sạch và môi trường sống.

-Có thói quen thực hiện một số công việc tự phục vụ phù hợp .

+ Biết trao đổi hòa thuận với cô, bạn bè trong quá trình hoạt động chung(chơi, trực nhật,...) cố gắng hoàn thành công việc được giao; Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè.

+ Phân loại được cây hoa, con vật theo 1-2 dấu hiệu.

+ Phân biệt được hành vi:  đúng- sai; tốt - xấu (ND 67)

+ Không để tràn nước khi rửa tay, tắt quạt, điện khi ra khỏi phòng.(ND 69)

5- Phát triển thẩm mỹ

- Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh gợi tả, các bài hát, bản nhạc.

- Ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật ( thể hiện cảm xúc, thái độ).

- Trẻ biết lắng nhe giai điệu các bài hát.

- Lựa chọn và tự thể hiện hình thức vận động theo bài hát, bản nhạc.

- Biết nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, đường cong và hình dạng.

+ Nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích đặt tên cho sản  phẩm tạo hình.(ND 80)

 

                                      MẠNG NỘI DUNG

Tuần 1: Quê hương

- Tên gọi, một số địa danh nổi tiếng của quê hương; một số nét đặc trưng văn hóa: Phong tục, trang phục, dân tộc, món ăn đặc sản, nghề truyền thống.

- Lễ hội, các điệu múa, bài hát

- Yêu mến quê hương, bảo vệ giữ gìn môi trường, cảnh qun văn hóa

+ Biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở

+ Kể và nói đặc điểm của một số ngày lễ hội, di tích lịch sử, cảnh đẹp của địa phương

Tuần 2: Đất nước

-Đát nước Việt nam có hình chữ S, hình ảnh quốc kì. Có ba miền: Miền Bắc, Miền trung và miền Nam. Các thành phố lớn

-Tên gọi, đặc trưng văn hóa

_Một số ngày lễ hội: Quốc khánh 2/9, Tết trung thu, tết nguyên đán, 40/4 và 1/5 và 10/3

-Thủ đô: Hà nội; Một số cảnh đẹp và di tích lịch sử nổi tiếng: Tháp rùa, Lăng Bác, Hồ Gươm, Chùa Một Cột

+Sử dụng các loại câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định, câu hỏi kết hợp với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ để bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân

+Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh khi được nhắc nhở

+Biết sử dụng các kí hiệu để “viết“, Tên, làm vé tàu xe, thiệp chúc mừng

                               Tuần 3: Bác Hồ

-Là lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, ngày sinh nhật Bác 19/5

-Một số địa danh lịch sử về bác Hồ, khi còn sống Bác rất yêu thương các cháu.

- Tình cảm của các cháu đối với Bác: luôn biết ơn và kính trọng Bác Hồ

-Thủ đô Hà nội, Một số cảnh đẹp và di tích lịch sử nổi tiwwngs: Tháp rùa, Lăng bác..

+Nhận ra hình ảnh Bác Hồ, lăng bác Hồ và biết thể hiện tình cảm đối với bác Hồ qua bài hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác

+ Biết một vài cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước

                                                             

 

                                                                  MẠNG HOẠT ĐỘNG

PTTC

- Trò chuyện về một số phong tục tập quán,  vùng miền

 -Rửa tay bằng xà phòng, lau mặt sau khi chơi, khi bẩn,

- Cách vệ sinh trong ăn uống

-Tập kết hợp bài hát tập thể dục. Tập với cờ, nơ, chủ đề

*Tập VĐCB

  + Chạy liên tục theo hướng thẳng 15m trong vòng 10 giây. (ND 8)

  + Đi bằng gót chân

  + Nhảy lò cò 3 mét.

  + Đập và bắt bóng bằng 2 tay (4-5 lần liên tiếp) (ND 5)

 *T/c PTVĐ: Kéo co, ném còn...

-Mô phỏng hình ảnh một số vùng miền.... 

* HĐV: Rửa tay xà phòng, súc miệng nước muối,

PTNT

KPXH:

- Thủ đô Hà Nội

- Tìm hiểu về ngày sinh nhật Bác Hồ.

- KP môt Số ngày hội, ngày lễ, di tích lịch sử của địa phương

T/c tạo nhóm, ai đoán đúng, thi xem ai nhanh, ai chọn đúng, giúp cô tìm nghề....

* LQVT: + So sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.(ND 29)

+ Ghép các hình học (tròn, vuông, tam giác, chữ nhật) để tạo hình mới theo ý thích và theo yêu cầu.

+ Xác định vị trí: trái- phải, trên- dưới, trước- sau so với bản thân và với người khác.

  * GÓC HỌC TẬP: - Xem tranh ảnh về các vùng miền, địa danh nổi tiếng. Chơi lô tô

+ Góc KP: Làm bánh, bổ hoa quả, làm tranh

PTNN

Kể tên  về các điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước

- Kể chuyện theo tranh, về vùng miền, các hoạt động múa hát,...

*Văn học:

Thơ: - Ai dậy sớm

       -Bác Hồ của em

Truyện: Sự tích Hồ Gươm, Ông Gióng.

 * Đồng dao: tục ngữ, hò,vè về vùng miền.

- Xem sách tranh, truyện, làm album tranh ảnh CĐ.

PTTM

*Tạo hình:

+ Vẽ dây cờ

+ Trang trí ảnh Bác Hồ.

+ Cắt dán ao cá Bác Hồ.

-  Làm tranh ảnh về quê hương, đất nước các danh lam thắng cảnh

- Hát cá bài hát ca ngợi quê hương, đất nước, BH

* Âm nhạc

VĐ múa: Múa với bạn Tây Nguyên,  Em mơ gặp Bác Hồ.

Dạy Hát: Em yêu thủ đô

- Nghe hát LTT: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.

+ Nghe :Từ rừng xanh cháu về thăm Bác; Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Cây trúc xinh.

+ TC tự chọn
-------------------------------------------------O0O---------------------------------------------

HÌNH ẢNH CHỦ ĐỀ






Đăng nhận xét

0 Nhận xét

icon icon icon